Trịnh Bình An
Trong tiểu thuyết kiếm hiệp "Tiếu Ngạo Giang Hồ", Lệnh Hồ Xung
bị sư phụ là Nhạc Bất Quần vu cáo ăn cắp bí kíp Tịch Tà Kiếm Phổ trong khi
chính họ Nhạc mới là kẻ lén cất giấu nó đi. Tịch Tà là một môn võ quái dị, đòi
hỏi người luyện võ phải tự thiến. Nên bí kíp này cũng cùng nguồn gốc với bí kíp
Quỳ Hoa Bảo Điển.
Hai giáo chủ của Triều Dương Thần Giáo luyện được hai
thứ võ công vô cùng đặc biệt, vì thế các nhơn vật danh môn chánh phái tuy võ
nghệ cao cường nhưng vẫn không địch lại nổi. Đó là Đông Phương Bất Bại với Quỳ
Hoa Bảo Điển và Nhậm Ngã Hành với Hấp Tinh Đại Pháp.
***
Theo sự phân tích của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, Đông Phương Bất Bại và Quỳ Hoa Bảo Điển có hàm ý nói tới Trung
Cộng. Bản quốc ca của Trung Cộng có tên "Đông Phương Hồng". Còn hoa quì cũng được gọi là hoa hướng dương vì nó luôn
luôn quay về phía mặt trời. Mặt trời và hoa hướng dương xuất hiện cùng nhau như
biểu tượng của Trung Cộng.
Thưa quý thính giả, ngày nay, Cộng Sản VN vẫn đề
cao bài hát "Tự Nguyện",
trong đó có câu: "Nếu là chim, tôi
sẽ là loài bồ câu trắng - Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương". Cứ
hát ra rả như thế nhưng không biết rằng hoa hướng dương đã bị Kim Dung chế diễu
khi đặt tên cho loại võ công làm con người biến thái.
Theo sự mô tả của Kim Dung, người đàn ông muốn
luyện Quỳ Hoa Bảo Điển trước hết phải… tự thiến; Nếu không lửa dục sẽ thiêu đốt
ruột gan khiến người cứng đơ ra mà chết. Do chỗ phải tự hủy mình nên người nam
lần lần hóa ra ái nam ái nữ. Râu rụng đi; cử chỉ mất vẻ mạnh mẽ; ngay cả giọng
nói cũng thay đổi. Đông Phương Bất Bại sau khi luyện thành võ công, trở nên thích
trang điểm, thích ăn mặc diêm dúa, không những thế còn rất thích đàn ông.
Giống như luyện Quỳ Hoa Bảo Điển, Cộng Sản áp dụng
một phương pháp vô cùng cực đoan để huấn luyện các đảng viên, Đảng viên bị bắt
buộc phải tin tưởng tuyệt đối nơi "chánh nghĩa và sự tất thắng" của
chủ nghĩa cộng sản, đồng thời sẵn sàng làm mọi việc theo chỉ thị của cấp trên. Họ
phải trừ bỏ hết mọi ý kiến, tư tưởng và tình cảm cá nhân. Khi Đảng ra lịnh tố
cáo, nguyền rủa hay sát hại người vô tội thậm chí cả đến người thân thích, thì
đảng viên cũng phải thi hành. Ai không tuân lệnh thì bị giết chết, bị bỏ tù,
may lắm thì bị loại ra khỏi Đảng. Chỉ có kẻ nào hoàn toàn tùng phục mới tồn tại
trong Đảng.
Chế Lan Viên là một nhà thơ nổi tiếng đã từng cúc
cung phục vụ Đảng. Chỉ tới cuối đời họ Chế mới nhận ra thái độ phục tùng hèn
nhát của mình. Ông viết bài thơ "Bánh
Vẽ ".
Chưa cầm lên nếm, anh đã biết
là bánh vẽ
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
Cầm lên nhấm nháp.
Chả là nếu anh từ chối
Chúng sẽ bảo anh phá rối
Ðêm vui
Bảo anh không còn có khả năng nhai
Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc...
Thế thì đâu còn dịp nhai thứ thiệt?
Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn
Như không có gì xảy ra hết
Và những người khác thấy anh ngồi,
Họ cũng ngồi thôi
Nhai ngồm ngoàm...
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
Cầm lên nhấm nháp.
Chả là nếu anh từ chối
Chúng sẽ bảo anh phá rối
Ðêm vui
Bảo anh không còn có khả năng nhai
Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc...
Thế thì đâu còn dịp nhai thứ thiệt?
Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn
Như không có gì xảy ra hết
Và những người khác thấy anh ngồi,
Họ cũng ngồi thôi
Nhai ngồm ngoàm...
(Bánh
Vẽ - Chế Lan Viên - Tháng 8 năm 1991)
Việc hủy diệt các ý kiến, tư tưởng và nhứt là tình
cảm cá nhơn chính là lý do giúp đạt tới mức “bất bại”, nhưng đồng thời làm cho con người mất
đi nhân tính. Điều này, không khác gì người bị biến thái sau khi luyện thành
QÙI HOA BẢO ĐIỂN.
Điều trớ trêu, là một mặt Đảng viên trở nên lạnh
lẽo vô cảm với đồng bào thì mặt khác lại thành ra hèn hạ thuần phục bạo chúa.
Thái độ "hèn với giặc – ác với dân" đã được Việt Khang lột tả trong
ca khúc "Anh Là Ai?"
***
Còn về nhân vật Nhậm Ngã Hành thì luyện được công phu có tên Hấp Tinh Đại Pháp. Nếu đụng vào với thân thể người khác thì có thể
thâu hút được công lực của họ. Nhưng sau khi thâu hút thì còn phải có khả năng
dung hợp tất cả để trở thành một công phu thuần nhất. Nếu như không chế ngự được
các luồng công lực dị biệt thì chính đương sự phải lâm nguy.
Theo sự phân tích của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, thì
qua cách thức Kim Dung mô tả Hấp Tinh Đại Pháp, ta có thể nghĩ rằng nhà văn đã
muốn nói đến một thủ đoạn vô cùng gian xảo của Cộng Sản trong việc đối phó với người
dân và thành viên các tổ chức khác .
Trong dân gian có câu nói truyền khẩu "Thứ nhất rỉ tai, Thứ hai mã tấu" –
Ban đầu, Cộng Sản thuyết phụ, đó là "rỉ tai", nếu không thuyết phục
được thì sẽ dùng vũ lực để cưỡng bách, đó là "mã tấu". Không những
cưỡng bách chỉ riêng đối thủ, mà còn đe dọa luôn cả thân nhân của họ. Nhờ vậy,
Cộng Sản có thể thu thập và khống chế đa số mọi người. Điều này đã được Kim
Dung nói lên một cách bóng bẩy qua hình ảnh của Nhậm Ngã Hành dùng Hấp Tinh Đại
Pháp để thâu hút công lực.
***
Thế nhưng, gieo gió thì gặt bão. Kẻ ác dù gian xảo
hay tài giỏi cách mấy rồi cũng bị tiêu diệt.
Đông Phương Bất Bại bị biến thái, yêu đàn ông, nên
bị kẻ thù dùng chính gã tình nhân để uy hiếp. Họ Đông vì bị chia trí trong khi
giao đấu nên cuối cùng bị giết chết. Vậy thì, Trung Cộng yêu thương điều gì
nhất?
Những kẻ sắt máu và tàn bạo Phương Bắc không yêu
thương bất kỳ ai dù ngay chính đồng bào của họ. Cái mà họ yêu nhất và bám cứng
nhất chỉ là quyền lực. Và vì ham hố quyền lực nên Trung Cộng đã bị thế giới căm
ghét và khinh khi. Điển hình là hiện nay ngày càng nhiều nước lên tiếng đòi
đóng cửa các Viện Khổng Tử vì họ nhìn ra đó chỉ là những cơ quan tình báo trá
hình của Bắc Kinh.
Vậy còn số phận của Nhậm Ngã Hành thì sao?
Nhậm Ngã Hành cuối cùng không thành công trong
việc dung hợp các công lực đã thâu hút được. Hắn đã phải dùng đến một nội công
cực kỳ bá đạo để khử trừ các công lực ấy, nhưng vẫn không sao làm nổi, Và thế
là lăn đùng ra chết.
Trường
hợp Nhậm Ngã Hành đang được chứng thực với việc Cộng Sản Trung Hoa thu tóm Hồng
Kong. Hồng Kong dù chỉ là một rẻo đất nhỏ nhoi, nhưng do thấm nhiễm tư tưởng Tự
Do nên người dân Hồng Kong không chấp nhận thói áp chế của nhà cầm quyền Hoa
Lục. Một học sinh có tên Hoàng Chí Phong đã lãnh đạo cuộc biểu tình của người
trẻ Hong Kong năm 2014 khi anh chỉ mới 14 tuổi.
Cuộc "Cách
Mạng Dù" sau đó đã bị dập tắt thô bạo. Hoàng Chí Phong và hai người
bạn là La Quán Thông và Châu Vĩnh Khang cho tới năm 2018 vẫn đang phải đối mặt
với các bản án phi lý . Thế nhưng cả ba đã được đề cử giải Nobel Hòa Bình 2018.
Châu Vĩnh Khang trong một lần trả lời với hang thông tấn AFP một ngày trước khi
bị kết án, Anh tuyên bố rằng Họ đã sẵn
sàng hi sinh tất cả nên không có điều gì có thể làm họ sợ hãi. Điều đó cho
thấy Cộng Sản Hoa Lục không thể thu phục được tất cả mọi người, dù bằng mọi thủ
đoạn và sức mạnh.
Còn Cộng Sản Việt Nam thì sao?
Sau khi cưỡng chiếm Miền Nam, Cộng Sản đốt phá và
cấm đoán văn hóa Miền Nam. Nhưng Miền Nam Tự Do dù chỉ tồn tại 20 năm nhưng đã
trở thành một "công lực" thực sự bền vững đến mức Cộng Sản không thể
thâu tóm được. Và hiện nay, Việt Cộng đang dùng một áp lực bá đạo nhất là Hoa
Cộng, để đàn áp chính người dân mình. Thế nhưng, chúng đã đụng phải tinh thần
dân tộc quật cường của người dân.
Tinh thần này được thể hiện trong ca khúc nhạc Rap
có tên "Dear Sài Gòn", được sáng tác và trình bày bởi hai rapper Ếch
và Báo - Hai bạn trẻ này hiện nay vẫn đang còn sống trong nước.
Trong đó có câu:
Nghe những câu chuyện ngày xưa
Lúc tụi mày là người thắng
Còn tụi tao là người thua
Đến bây giờ tụi mày vẫn là giặc
Linh hồn tụi tao vẫn là vua
Gọi mảnh đất này bằng bất cứ thứ gì có thể
Tụi tao vẫn sẽ luôn gọi là:
Sài Gòn!
Đặc biệt hơn nữa là câu
hát:
Nếu có quả thật là không may có ai đang ở trên đó và ngứa mắt điều tao
đang viết
Thì nếu tao chết cũng chỉ thêm một thằng nói lên sự thật mà Ông Can
giết.
"Ông Can" là ai mà Ông Can đòi giết Sự
Thật?
Can chính là tên gọi tắt của hai chữ "Công An".
Xin mời đọc toàn bộ tác
phẩm biên khảo Những Ẩn Số Chính Trị
Trong Truyện Võ Hiệp Kim Dung của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy trên trang điện
tử:
No comments:
Post a Comment